>> Kinh nghiệm phòng trị bệnh phấn trắng (kỳ 3)
Kết quả phun phòng trị bệnh phấn trắng (PPPT) đợt 2 năm 2013 (từ ngày 20/02/2013 trở đi)
– Tổng diện tích phun PPPT: 7.337,43 ha. Diện tích phun 2 đợt: 809,10 ha; 3 đợt: 5.335,19 ha; 4 đợt: 1.193,14ha. Số lần phun: Tăng số lần phun từ 2 lần lên 3 – 4 lần nếu thấy cần thiết.
– Thời điểm phun trong ngày: phun vào ban đêm (từ 16h ngày hôm trước đến 9h sáng ngày hôm sau). Do thời điểm này thời tiết thường lặng gió nên tiến độ phun tăng gấp đôi so với trước (25 – 30 ha/ngày).
– Liều lượng, nồng độ phun: thuốc sử dụng: Anvil 5SC nồng độ 0,2 – 0,3% kết hợp với chất bám dính (1 lít/ha). Đợt 1 không kết hợp với phân qua lá, đợt 2 kết hợp với phân Komix (2lít/ha), phun đợt 3 tùy điều kiện cụ thể có thể kết hợp với phân bón lá Risopla II (0,7 lít/ha), phân Power ant II phun đợt riêng, không kết hợp với thuốc hoặc các loại khác.
Liều lượng: Tăng từ 0,8 lít/ha lên 1,2 lít/ha. Những diện tích phun đợt 3 có thể sử dụng lượng thuốc ít hơn khoảng 1lít/ha, phun từ 400 – 600 lít nước/ha (tùy theo từng loại béc phun và điều kiện địa hình để xác định lượng nước phun cho phù hợp).
Toàn bộ bộ lá ra đợt 2 phát triển tốt, tán lá rậm, phiến lá dày, sạch, không vết bệnh, màu xanh đậm hơn, kích thước lá to hơn so với những diện tích không phun bị bệnh phấn trắng ở mức độ nhẹ.
Vườn cây đưa vào cạo đúng thời vụ: 15/4. Thực tế công ty triển khai đưa vào cạo vào đầu tháng tư (05/4/2013). Sản lượng tăng ngay những tháng đầu mùa cạo. Tháng 5/2013 đạt 7,13% kế hoạch, tháng 6 đạt 12,14% kế hoạch, so với mức bình quân của những năm trước thì mức độ thực hiện kế hoạch năm 2013 cao hơn lần lượt là 2%, 4%.
Lá phát triển tốt, thời gian rụng lá muộn hơn. Cụ thể: cuối mùa cạo 2012, vườn cây rụng lá sớm, từ 01/01/2013 vườn cây đã rụng hết lá và bắt đầu ra lá mới. Nhưng đối với năm 2013, đến thời điểm ngày 30/01/2014 nhiều vườn cây được phun vẫn chưa rụng hết lá, việc kéo dài thời gian rụng lá có thể giảm bớt mức độ gây hại của bệnh phấn trắng vì thời điểm ra lá mới của cây không trùng với thời điểm điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh và gây hại của bệnh.
Công tác PPPT năm 2014
Năm 2014, công ty có kế hoạch PPPT và phun phân qua lá trên diện tích 8.000 ha, phun phòng trị 2 đợt, phun phân qua lá 1 đợt. Ngoài việc tiếp tục sử dụng Anvil 5SC, công ty đã đưa vào thử nghiệm 2 loại thuốc mới Vixazol 275SC và Bivil 250 SC, phun 2 lần trên diện tích 650 ha.
Phun 1 lần kết hợp với 1 lần Anvil 5SC trên diện tích 1.600 ha. Sử dụng liều lượng 1 lít/ha/lần phun, pha kết hợp với 1 lít chất bám dính BDNH 2000. Qua theo dõi trên vườn cây, ở những lô có phun thuốc Anvil, Bivil, Vixazol cho thấy: hầu hết các vườn cây được phun 3 đợt sạch bệnh, các lá non qua kiểm tra không thấy có vết đốm dù sử dụng loại thuốc nào. Các vườn cây mới phun 2 đợt hầu hết đều có dấu hiệu bệnh, mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ lá non mới ra và các khu vực tiếp giáp xung quanh lô. Tuy nhiên mức độ bệnh chủ yếu ở cấp 1, một số cây lá quá non có thể bị bệnh cấp 2, cấp 3.
Kết quả PPPT năm 2014, đến thời điểm ngày 15/3/2014, công ty đã phun 3 đợt trên 7.000 ha, khoảng hơn 1.000 ha phải phun đợt 4, phun phân Power Ant II qua lá đạt trên 4.500 ha. Các diện tích được phun bộ lá đã ổn định, công ty đang tiến hành phun phân bón lá các diện tích còn lại. Những diện tích đất dốc, diện tích phun không kịp thời bị bệnh phấn trắng gây hại nặng, công ty đang chờ rụng hết lá và sẽ tiếp tục phun cho những diện tích đi lại được.
Các diện tích phải phun 3 – 4 đợt là do nằm ở khu vực sát vườn cao su tư nhân không phun, bị bệnh nên những vườn cây này bị ảnh hưởng, ngoài ra do điều kiện thời tiết nắng hạn lâu ngày, vườn cây ra lá không đều nên phải phun phòng.
Dự kiến thời gian đưa vào mở cạo trong năm 2014: cuối tháng 3 – đầu tháng 4 khi có một vài trận mưa, đất đủ ẩm.
P.V
Related posts:
- Cao su Phú Riềng: Hiệu quả kinh tế từ những sáng kiến
- Sáng kiến trang bị cửa lò xông sấy làm lợi trên 300 triệu đồng/năm
- Máy cạo mủ: Dễ sử dụng, phù hợp công nhân mới vào nghề
- Tay nghề giỏi để tăng năng suất
- Sản xuất mủ SVR 10 chất lượng cao từ mủ phụ
- Thay sàn để mủ tạp - sáng kiến nhỏ, giá trị lớn
- Vững bước tiến vào CLB 2 tấn/ha
- Mãi mãi là nông trường 2 tấn
- Cao su Chư Prông thực hiện tốt "3 chủ động" trong tái canh cao su
- Cao su Quảng Nam: Nhiều sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ