Dệt vải thổ cẩm là một trong những ngành nghề truyền thống và nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc ở Gia Lai. Điều đáng mừng là nghề truyền thống này luôn được đồng bào ở địa phương huyện Kông Chro duy trì và phát triển.
Chúng tôi đến thăm một buổi học nghề dệt thổ cẩm ở hai làng Nghe Lớn và Nghe Nhỏ thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Hàng chục bạn nữ thanh niên đang vây quanh chị Đinh HRin, chăm chú lắng nghe từng lời nói và động tác của chị. Vậy là những ao ước của chị HRin về việc khôi phục làng nghề đã được thực hiện. Bây giờ chị không còn đơn độc làm nghề như trước nữa.
Nhớ lại những ngày đầu, chị đã biết mình đi đúng hướng. Cái làng Nghe Lớn từng nổi danh với nghề thổ cẩm, thế nhưng nay ngoài một vài người già thì giới trẻ không còn quan tâm nữa. Thế là chị tự mày mò học nghề và ôm những trăn trở riêng, chờ đợi một cơ hội để thực hiện ước nguyện. Và chị đã được tiếp sức từ những người có trách nhiệm ở Đoàn TN huyện Kông Chro.
Một dự án khôi phục làng nghề được hoàn thành, những kế hoạch được phác thảo cộng với sự quyết tâm có sẵn, làng nghề thổ cẩm một thời vang bóng nay sống lại. Bây giờ gần một trăm bạn trẻ ngoài công việc đồng áng đã có thêm việc làm có thu nhập. Phần quan trọng hơn họ đã biết yêu và trân trọng hơn những giá trị của ông bà ngày xưa đã gởi gắm tất cả tình yêu của mình vào việc làm ra cái đẹp.
Chị H Rin vui đến cả ngày không biết mệt. Chăm chút cho từng bạn trẻ, chị đã tìm thấy ý nghĩa trong công việc mà mình cùng mọi người đang theo đuổi. Hiện nay sản phẩm làm ra khi tiêu thụ, tiền kiếm được ngoài việc đầu tư lại cho làng nghề, còn lại có thể giúp được cho chị em xóa đói, giảm nghèo. Em Blep ở Làng Nghe Nhỏ hồ hởi cho biết, “Trước kia em không biết dệt, nhờ chị HRin vận động thế là lũ trẻ chúng em cùng nhau học nghề, đến nay lũ bọn em đã dệt thành thạo, ngoài việc có thêm thu nhập để ổn định cuộc sống bọn em còn được góp phần giữ gìn và bảo tồn nghề truyền thống mà cha mẹ đã dày công xây dựng”.
Bài, ảnh: Hà Đức Thành
Related posts:
- Giải thưởng của niềm tâm huyết
- Thúc đẩy tiểu chủ người Việt
- Trên 400 vận động viên tham gia Hội thao quốc phòng Binh đoàn 15 lần thứ XIII
- Vườn cao su Lô 9: Minh chứng sống qua hàng thế kỷ
- Phó Giáo sư Huỳnh Lứa: Chủ biên đầu tiên của cuốn lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam
- Thiêng liêng - Tượng đài Chi bộ Phú Riềng Đỏ
- Tự hào, trân trọng giá trị truyền thống ngành
- Cao su - Dòng chảy hào hùng
- Ai là tác giả cuốn sách “Phú Riềng Đỏ”?
- Nơi thắp lên niềm tin