>> Kỳ 2
Một số nhận xét và đánh giá về hiệu quả công tác phòng trị bệnh phấn trắng trên vườn cây KD giai đoạn 1 năm 2013
Nguyên nhân bệnh phấn trắng bùng phát trên diện rộng ở thời điểm trước 20/02/2013 và giải pháp khắc phục
– Điều kiện thời tiết thuận lợi kết hợp với giống mẫn cảm với bệnh và vườn cây rụng lá tập trung, ra lá đồng loạt đã làm cho bệnh phấn trắng bùng phát mạnh, gây hại ở mức độ nặng và lây lan với tốc độ nhanh.
– Những diện tích phun đợt 1 đánh giá có hiệu quả cũng ở mức độ giữ được lá nhưng trên lá vẫn còn những đốm bệnh nhẹ, sau này vẫn phải phun thêm từ 1-2 lần nữa mới đảm bảo an toàn.
– Bệnh phát sinh gây hại ở cấp độ nặng, tốc độ lây lan quá nhanh, trên diện rộng nên không trở tay đối phó kịp.
– Thiết bị, máy phun không đảm bảo
– Tiến độ phun quá chậm: bình quân không đạt 15 ha/ngày/máy.
– Thiết bị, máy phun thiếu và ít.
– Lái máy vận hành chưa có kinh nghiệm, chưa thông thạo địa hình vườn cây, trục trặc kỹ thuật xảy ra thường xuyên và cũng chưa có kinh nghiệm sửa chữa, phải thuê thợ cơ khí, do vậy thời gian máy nghỉ hoạt động nhiều. Chính vì vậy tiến độ không đảm bảo.
– Thời điểm phun không phải lúc nào cũng lặng gió, tình trạng phải nghỉ giữa chừng lúc đang phun phổ biến cộng với máy hỏng hóc thường xuyên nên tiến độ thấp < 100 ha/ngày.
– Thời điểm 15 – 16 giờ, trời vẫn còn nắng to nên ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc.
– Nồng độ, liều lượng phun chưa đảm bảo:
+ Liều lượng phun không đảm bảo, lái máy chưa có kinh nghiệm nên vận hành máy lúc nhanh, lúc chậm, cục bộ một số diện tích liều lượng phun không đảm bảo.
+ Một số diện tích không thực hiện phun kép đúng thời gian, có diện tích phun đợt 2 sau đợt 1 từ 12 – 15 ngày.
– Công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo và việc quản lý chưa tốt:
+ Theo dõi, nhật ký phun thuốc chưa đảm bảo
+ Triển khai phun chưa gắn trách nhiệm với cán bộ chỉ đạo và các phòng ban chuyên môn, Chỉ giao quyền chủ động cho nông trường, chưa có sự vào cuộc tích cực của các phòng ban, các tổ chức đoàn thể, chỉ đạo chưa quyết liệt.
+ Quản lý vật tư, giám sát phun còn lỏng lẻo.
Do các nguyên nhân chính được phân tích ở trên nên chỉ trong khoảng thời gian nghỉ Tết nguyên đán (10 ngày), hơn 7.000 ha diện tích vườn cây thu hoạch mủ của công ty bị bệnh phấn trắng gây hại ở mức độ nặng cấp 05; Hầu hết bộ lá mới đang ở giai đoạn xòe đã bị bệnh toàn bộ và rụng, cây trơ trụi, lá rụng kín mặt đất.
– Đơn giá chưa phù hợp với điều kiện thị trường
+ Công tác triển khai phòng trị bệnh phấn trắng giai đoạn 2 năm 2013
Sau khi phân tích cụ thể các nguyên nhân, khẳng định bệnh phấn trắng trị được nếu chúng ta có biện pháp tổ chức triển khai tốt, thiết bị máy phun cao áp phun lên tới ngọn tán cây, Công ty đã đi đến quyết định mở chiến dịch phòng trị bệnh phấn trắng đợt 2 năm 2013 với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, đồng loạt trên toàn bộ diện tích (chỉ trừ diện tích ở Sa Sơn và khu vực Kroong của NT Cao su Thanh Trung); Từ kế hoạch phun 2.400 ha ban đầu chuyển sang phun đồng loạt trên toàn bộ diện tích thu hoạch mủ.
Chấn chỉnh công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc phun phòng trị bệnh;
– Công ty thành lập một Ban chỉ đạo gồm lãnh đạo công ty, các tổ chức đoàn thể, các phòng ban chuyên môn tăng cường xuống các đơn vị để cùng triển khai công tác phun phòng trị bệnh. Toàn công ty tập trung cho công tác phòng trị bệnh phấn trắng. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ công ty cũng như nông trường, thành lập các tổ phun từ 1 – 2 máy gồm các bộ phận theo dõi: cán bộ phụ trách pha thuốc; cán bộ theo dõi định lượng phun, kỹ thuật phun; cán bộ phụ trách bộ phận lái máy; cán bộ theo dõi ghi nhật ký: thời gian phun, lượng thuốc phun, loại máy phun, lái máy, tên lô, diện tích…
– Tập trung đầu tư mua sắm vật tư, máy móc thiết bị
Áp dụng kết hợp nhiều hình thức: Công ty đầu tư, nông trường đầu tư, thuê ngoài (cá nhân đầu tư).
Thời điểm, nồng độ, liều lượng và chu kỳ phun. Phun trong lúc vườn cây đang bị bệnh và rụng lá, không chờ rụng hết lá mới phun:
+ Diệt nấm bệnh cả trên lá và dưới đất.
+ Bệnh nặng tốc độ rụng lá rất nhanh.
+ Vườn cây lẫn giống nhiều, do vậy cũng có một số cây mới bắt đầu ra lá mới, phun để giữ lá cho những cây này.
P.V (xem tiếp kỳ sau)
Related posts:
- Chăm sóc cây cao su thời giá bán mủ thấp
- Cần kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào
- Tiết kiệm 25% lao động khi cạo chế độ D4
- Tăng năng suất, hiệu quả và phát triển bền vững
- Mô hình học lái xe tại chỗ đạt giải khuyến khích tại Hội thi sáng tạo toàn quốc
- Giải pháp cứu cánh cây cao su trên đất rừng khộp
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến mủ cao su
- Phối trộn mủ dây để sản xuất mủ SVR10
- Ứng dụng mới về cao su và lốp xe
- Sáng kiến "phun thuốc cỏ tự chế bằng xe máy" hiệu quả và an toàn