Thời gian gần đây trên địa bàn TP.HCM, Biên Hòa, Tây Ninh, Bình Phước… xuất hiện một số đối tượng chuyên giả vờ bắt chuyện làm quen để lừa đảo chiếm đoạt tài sản cá nhân như tiền, laptop, điện thoại, máy ảnh…Tinh vi hơn là lừa đảo kiểu bị … thôi miên. Câu chuyện nghe có vẻ khá mơ hồ tuy nhiên đã có không ít người đã bị lừa kiểu này.
“Thôi miên” ở các trạm ATM
Chiêu lừa này khá tinh vi. Đối tượng thường là phụ nữ bịt khẩu trang, đeo găng tay, chạy xe máy lảng vảng quanh các trạm ATM vào buổi trưa hoặc chập choạng tối. Đây là thời điểm vắng người qua lại nên ít bị chú ý phát hiện. Đối tượng thường nhắm đến là phụ nữ, thanh thiếu niên đi rút tiền một mình. Khi phát hiện “con mồi” đang rút tiền một mình trong trạm ATM, đối tượng dừng xe bên ngoài và vào thẳng buồng ATM với khẩu trang vẫn bịt kín hai lớp, đầu đội nón bảo hiểm và vẫn đeo găng tay, vờ như lớ ngớ hỏi “Bạn rút tiền có được không?” Hoặc “Coi hộ chị sao cái thẻ này không rút được?” Hay “Chị có cái Iphone mà không biết dùng em giúp chị gọi được không?”
Mục đích của đối tượng này là để nạn nhân chạm tay vào các đồ vật họ đưa, sau đó sẽ tự tay lấy tiền và tài sản có trong người đưa cho đối tượng lừa đảo đó. Đến lúc nạn nhân tỉnh táo lại thì đối tượng đã đi mất và không thể nhớ nỗi mình bị mất tiền như thế nào. Đã có nhiều trường hợp tương tự xảy ra, các nạn nhân cũng đã đến cơ quan công an trình báo. Mặc dù chưa có kết luận chính xác về vụ việc nhưng người đi rút thẻ ATM cũng cần hết sức cảnh giác, nhất là đang rút tiền không được để người lạ bước vào tiếp chuyện.
Vờ lượm được Iphone…
Kịch bản phổ biến của trò lừa này là nhằm vào những người nhẹ dạ và ham của rẻ, ít có kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm điện thoại cao cấp như Iphone. Kẻ lừa đảo thường vào vai người lao động như buôn đồng nát, bán vé số, bông tăm, kẹo cao su hoặc công nhân, dọn nhà giúp việc… ở quê ra thành phố, tình cờ nhặt được chiếc điện thoại xịn (Iphone 4S, 5S). Vờ không biết cách tắt hoặc mở máy, cũng không biết dùng điện thoại đắt tiền, kẻ lừa đảo tìm người bán lại với giá rẻ khoảng 2-3 triệu nhưng thực chất là hàng Iphone nhái của Trung Quốc, giá chỉ vài trăm ngàn đồng.
Nạn nhân thường bị lừa bởi vẻ nhà quê, thật thà chất phác của các “nữ quái lừa” này, cộng thêm sự thiếu hiểu biết nên dễ tin là điện thoại Iphone thật, nghĩ mình gặp may vì mua được chiếc điện thoại xịn với giá rẻ, chẳng kịp kiểm tra kỹ. Chỉ sau khi kẻ lừa đảo đã biến mất, nạn nhân khi xem kỹ máy hoặc nhờ người khác kiểm tra mới biết mình bị lừa, và bị mất oan hàng triệu đồng.
Bài, ảnh: Viết Lãm
Related posts:
- Bệnh viện Đa khoa Cao su Dầu Tiếng đẩy mạnh khám sàng lọc Covid-19
- Bà Lê Thị Mác (Hai Mác) đánh giặc giỏi, làm cao su "hăng"
- Chiến lược vaccine COVID-19 sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển
- Càng cố níu giữ, nỗi đau sẽ càng lớn
- Nga xem xét chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V tại Việt Nam
- Bổ sung các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu tác động của dịch COVID-19
- Buồn lòng chuyện nuôi dạy trẻ
- COVID-19 khiến khủng hoảng lương thực toàn cầu trầm trọng hơn
- Quá khổ vì cơn cuồng ghen của vợ
- "Dân làng mình đã no cái bụng"