CSVN – Nhằm đảm bảo lượng nước thải xử lý luôn ổn định, khi hệ thống quá tải vẫn có cơ sở để tăng lưu lượng đầu vào tránh tình trạng sốc tải cho hệ thống xử lý và đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải, Nhà máy chế biến Long Hà, Cao su Phú Riềng đã có sáng kiến “Đưa máng đo lưu lượng vào hệ thống cấp tải cho bể Aerotank trong xử lý nước thải” đem lại hiệu quả thiết thực.
Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào sản xuất
Nhà máy chế biến (NMCB) Long Hà được Cao su Phú Riềng giao chế biến mủ nguyên liệu từ 16.500 – 18.500 tấn/năm. Trong đó, mủ nước từ 13.500 – 15.500 tấn, được sản xuất trên dây chuyền mủ nước công suất 9.000 tấn/năm (công suất lò sấy 3 tấn/giờ). Lượng nước thải phải xử lý 300.000 – 340.000 m3/năm.
Trong những năm qua, Tổ Xử lý nước thải (XLNT) NMCB Long Hà luôn phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào sản xuất. Nổi bật như nghiên cứu và áp dụng thành công trong việc kết hợp chủng men vi sinh NE 2000 IND và Jumbo A trong công tác XLNT cao su, giúp cho hệ thống XLNT hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả cao; cải tạo hệ thống xử lý kết hợp công nghệ vi sinh yếm khí, thiếu khí (Anoxic) và hiếu khí (Aerotank) nhằm xử lý chỉ tiêu Nitơ tổng và Phốt pho tổng, các chỉ tiêu xả thải từng bước được cải thiện từ cột B lên cột A theo quy chuẩn 01/MT:2015/ BTNMT. Hiện nay nước thải sau khi xử lý thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn xả thải, cột A theo quy chuẩn QC 01: 2015/ TNMT.
Tuy nhiên, hệ thống xử lý hiện tại không định lượng được chính xác lưu lượng nước đầu vào bể Aerotank (chỉ định tính dựa vào lưu lượng bơm theo nhà thiết kế). Khi vận hành thực tế hệ thống phụ thuộc vào lượng nước thải ra sau sản xuất. Đặc thù của ngành cao su sản lượng mủ sẽ tăng dần và cao điểm vào thời điểm cuối năm (quý 3, 4). Lượng nước thải tăng theo sản lượng sản xuất, do vậy cần phải định lượng chính xác lưu lượng cần cấp cho bể Aerotank xử lý làm cơ sở tính toán điều tiết lượng nước đầu vào hệ thống, sao cho phù hợp với hệ vi sinh của từng thời điểm sản xuất, đảm bảo xử lý hết lượng nước thải ra và nước sau xử lý luôn đạt chỉ tiêu xả thải.
Ông Trương Quốc Khánh – Phó GĐ NMCB Long Hà, cho biết, vào những tháng đầu mùa vụ sản xuất sản lượng mủ từ 30 – 60 tấn tương đương lượng nước thải phải xử lý khoảng 600 – 1.300 m3/ngày đêm. Khi khởi chạy hệ thống, bắt đầu nuôi cấy vi sinh. Nếu vận hành theo thiết kế của hệ thống thì lưu lượng đầu vào bể Aerotank (hệ vi sinh hiếu khí) được định lượng bằng bơm có lưu lượng cố định là 75m3/h. Hệ vi sinh mới khởi chạy nên chưa đủ tỉ lệ bùn vi sinh để đáp ứng xử lý lưu lượng đó (mất cân bằng tỉ lệ F/M). Dẫn đến hệ vi sinh chậm phát triển hiệu xuất xử lý thấp. Để đáp ứng cho công tác xử lý thì cần phải khởi chạy hệ thống trước khi sản xuất 1 thời gian và số lượng men vi sinh cần để nuôi cấy nhiều, nuôi cấy khoảng 800kg Jumbo A và 10 galong Microbilief IND mất khoảng 25 – 30 ngày khởi chạy.
Trường hợp chạy cao tải khi sản lượng tăng cao sản lượng sản xuất từ 60 – 90 tấn sản phẩm. Lượng nước thải tiếp nhận tương đương cần phải xử lý 1.200 – 1.650 m3/ngày. Lượng nước có những thời điểm quá tải cục bộ vào những giờ hoạt động sản xuất cao điểm. Nếu sử dụng bơm theo thiết kế của hệ thống (75 m3/h) sẽ không bơm hết lượng nước tiếp nhận, phải xử dụng thêm bơm tăng cường (25 m3/h theo định tính công suất bơm) để xử lý hết lượng nước tiếp nhận. Dẫn đến lưu lượng nước đầu vào của bể Aerotank tăng đột biến vượt khả năng xử lý của hệ vi sinh (75 + 25 = 100 m3/h) gây quá tải cục bộ cho hệ vi sinh. Nếu kéo dài tình trạng này hệ vi sinh sẻ bị sốc tải, bắt buộc phải giảm lưu lượng đầu vào để phục hồi bể vi sinh. Lượng nước thải sản xuất bị tồn ứ lại gây ra tình trạng quá tải kéo dài. Bùn vi sinh bị chết phải giảm lưu lượng và bổ sung men vi sinh cho hệ vi sinh. Hiệu suất xử lý giảm, nước sau xử lý không đạt yêu cầu. Mất nhiều thời gian và chi phí để phục hồi hệ vi sinh.
Ổn định chất lượng nước sau xử lý đạt yêu cầu
Theo thiết kế ban đầu lượng nước chưa xử lý được bơm từ bể điều hòa lên thẳng bể Aerotank, lúc nhiều lúc ít tùy thuộc vào thời gian vận hành 2 bơm, với việc ấn định thời gian vận hành các bơm vào các thời điểm khác nhau thì lượng nước đầu vào bể Aerotank có lúc sẽ nhiều, lúc ít mà không kiểm soát được lượng nước hiện đang xử lý đã có trong bể Aerotank.
Để cho hệ vi sinh hoạt động hiệu quả, NMCB Long Hà đã thiết kế đưa máng đo lưu lượng vào hệ thống cấp tải cho bể Aerotank trong xử lý nước thải. Trước khi nước thải vào bể Aerotank phải xác định được lưu luợng nước thải cần xử lý bằng cách cho chảy qua thùng có máng căn lưu lượng được thiết kế thích hợp với tỷ lệ bùn vi sinh trên bể Aerotank. Đảm bảo trong thời gian nhất định thì lượng đầu vào của bể Aerotank không vượt quá lượng đã định sẵn, khi quá lượng nước thải đầu vào số dư sẽ tự được trả về qua máng căn lưu lượng.
Xác định vị trí đặt máng lưu lượng, thiết kế gồm 1 thùng composite có máng lưu lượng với sức chứa 300 lít, ống sắt ɸ 114, ống nhựa Bình Minh ɸ 114 các co 114 đấu nối vào đường ống đầu vào bể Aerotank. Sau khi lắp đặt, đã điều hòa lượng nước thải khi vào bể Aerotank phù hợp với thực tế sản xuất. Đảm bảo hệ thống vận hành ổn định không để sự cố sốc tải xảy ra ảnh hưởng tới chất lượng nước sau xử lý. Xác định đúng và điều tiết được lưu lượng đầu vào của bể Aerotank đảm bảo xử lý hết lượng nước thải tiếp nhận vào hệ thống phù hợp với hệ vi sinh. Đảm bảo cho hệ vi sinh không bị quá tải dẫn đến sốc tải, duy trì ổn định hiệu xuất xử lý, nước sau xử lý luôn ổn định và đạt tiêu chuẩn xả thải.
Chi phí cho thực hiện sáng kiến 5 triệu đồng. Giá trị làm lợi khi áp dụng sáng kiến mang lại 16,6 triệu đồng/năm. Đặc biệt, không ảnh hưởng xấu đến môi trường của địa phương trong quá trình hoạt động của NMCB. Phù hợp với việc chuyển đổi công nghệ xử lý nước thải từ công nghệ hóa lý cũ sang công nghệ vi sinh. Kiểm soát để đảm bảo lượng nước thải xử lý luôn được ổn định. Khi hệ thống quá tải vẫn có cơ sở để tăng lưu lượng đầu vào tránh tình trạng sốc tải cho hệ thống xử lý.
“Từ khi áp dụng máng đo lưu lượng trong vận hành hệ thống XLNT, linh hoạt trong việc điều tiết lượng nước thải vào bể vi sinh sao cho đạt hiệu suất xử lý tốt nhất mà vẫn đảm bảo xử lý hết lượng nước thải chảy vào hệ thống. Lượng nước ra sau xử lý xả ra môi trường luôn đạt cột A quy chuẩn QC :01-MT/ BTNMT 2015. Tránh được tình trạng sốc tải xảy ra và nếu có bị sốc tải thì kiểm soát được lưu lượng đầu vào bể vi sinh là một trong những yếu tố quyết định để tính toán tải lượng phù hợp để phục hồi hệ vi sinh đảm bảo hiệu quả xử lý tốt để phục vụ xử lý cao tải sớm nhất có thể” – ông Trương Quốc Khánh, cho biết. Bên cạnh đó, sẵn sàng cho việc kiểm tra lấy mẫu nước sau xử lý của NMCB đối với các cơ quan chức năng và đảm bảo các chỉ tiêu xả thải đúng quy định, góp phần xây dựng Cao su Phú Riềng là doanh nghiệp hạng A.
MINH TRÍ
Related posts:
- Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật nước thải sơ chế cao su
- Tập huấn đầu bờ về bệnh Botryodiplodia
- Nông trường Ya Chim (Cao su Kon Tum) phấn đấu giữ vững năng suất 2,3 tấn/ha
- Đoàn thợ giỏi cao su Sa Thầy: Thành quả là cả quá trình rèn luyện
- Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Mạnh, nhưng đừng... yểu!
- Quản lý bệnh phấn trắng hiệu quả: Tiền đề nâng cao năng suất mủ cao su
- Phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật: Nâng cao năng suất, tiết giảm chi phí
- Kinh nghiệm trồng xen hoa màu tại Cao su Quảng Trị
- Sáng kiến đơn giản, hiệu quả của July
- Chiếc thang vòng của Rmah Timô Thê