CSVN – Ngày 16/4, HĐQT VRG ban hành Quyết định số 82/ QĐ-HĐQT về chương trình phát triển bền vững (PTBV) giai đoạn 2019 – 2025 và kế hoạch năm 2019 với mục tiêu xây dựng định hướng về phát triển bền vững cho Tập đoàn trong giai đoạn 2019 – 2025 và kế hoạch hàng năm, bao gồm thực hiện thành công chứng chỉ FSC trong thời gian sớm nhất, đầu tư an sinh xã hội gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường trên cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao. Tạp chí CSVN trích đăng.
Kế hoạch PTBV giai đoạn 2019 – 2025
Thực hiện chứng chỉ FSC
- Xây dựng và đàm phán về lộ trình của Tập đoàn tái liên kết FSC với các chỉ tiêu cụ thể.
- Triển khai thực hiện và giám sát theo đúng lộ trình tái liên kết
- Chỉ đạo các đơn vị thành viên tích cực tham gia và thực hiện các chương trình chứng nhận chứng chỉ FSC sau khi Tập đoàn tái liên kết với
- Giám sát và hỗ trợ các công ty thành viên thực hiện đạt chứng chỉ FSC với quy mô phù hợp tùy vào điều kiện thị trường.
Phục hồi 20.000 ha rừng gắn với vùng cao su
- Xây dựng kế hoạch thực hiện phục hồi 20.000 ha rừng gắn với vùng cao su bằng nhiều hình thức, đáp ứng yêu cầu tái liên kết FSC và trách nhiệm bảo vệ môi trường, ưu tiên phục hồi cây bản địa: Xác định quy mô, địa điểm, cơ cấu giống, quy trình kỹ thuật, kinh phí, tổ chức thực hiện…
- Hợp tác với các tổ chức trong, ngoài nước về giải pháp thực hiện hiệu quả và thiết thực (kỹ thuật, quản lý, nguồn tài trợ…).
- Xây dựng kế hoạch phục hồi hàng năm với quy mô 5.000 ha/năm.
Xây dựng hệ thống giải trình gỗ cao su hợp pháp
- Tham gia Dự án HAWA DDS do Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.HCM chủ trì nhằm phát triển Hệ thống giải trình hợp pháp cho gỗ cao su.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc, thông tin về gỗ cao su của Tập đoàn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ, tham gia tập huấn cho các công ty thành viên của Tập đoàn.
Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Tuân thủ quy định về tham vấn cộng đồng đối với các dự án đầu tư; tăng cường quan hệ với cộng đồng dân cư địa phương.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các công trình đầu tư an sinh xã hội theo đúng mục tiêu đã phê duyệt cho các vùng dự án của thành viên, có lộ trình đầu tư phù hợp với điều kiện và năng lực của từng doanh nghiệp, hiệu quả, thiết thực (ưu tiên về đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, giếng nước, hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng, giao lưu văn hóa…).
- Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm và các nguồn lực nâng cao đời sống và cải thiện sinh kế của cộng đồng.
- Tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt chính sách lao động, cải tiến quản lý và kỹ thuật để nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Cập nhật dữ liệu, phổ biến thông tin về đầu tư an sinh xã hội của toàn Tập đoàn và các thành viên.
Tăng cường trách nhiệm bảo vệ môi trường
- Đóng góp phát triển và bảo vệ rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học, không xâm lấn rừng, không gây hại rừng.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến về sản xuất sạch, giảm phát thải, xử lý chất thải, kiểm soát việc sử dụng hóa chất, không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất.
- Tuân thủ các quy định quốc gia và quốc tế về bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh hiệu quả kinh tế
- Áp dụng kỹ thuật sản xuất cao su bền vững đối với mủ cao su và gỗ cao su, theo Tài liệu hướng dẫn nhằm thực hiện Quyết định 419/QĐ-TTg (2017) về Chương trình quốc gia REDD+.
- Tăng hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế của cây cao su thông qua trồng xen, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, canh tác tổng hợp.
- Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng cao su thiên nhiên, gỗ cao su để đảm bảo hiệu quả kinh tế, xây dựng và phát triển thương hiệu VRG, ứng dụng công nghệ và giải pháp quản lý tiến bộ.
Thực hiện các giải pháp/ chứng chỉ quốc gia/ quốc tế về PTBV
- Áp dụng (i) Sổ tay quản lý rừng trồng cao su bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế của WWF, VRA, VRG; (ii) Tài liệu kỹ thuật sản xuất bền vững đối với cao su thiên nhiên và gỗ cao su bền vững theo UN-REDD+ (VN); (iii) Hướng dẫn giảm thiểu rủi ro về xã hội và môi trường cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài theo PanNature, Oxfam, VCCI.
- Khuyến khích các công ty thành viên tham gia danh hiệu 100 doanh nghiệp bền vững do VCCI công nhận; Tham gia tự nguyện dự án cao su thiên nhiên bền vững do Tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế IRSG công nhận.
- Tham gia các lớp tập huấn về phương án quản lý rừng bền vững của quốc gia làm nền tảng cho việc thực hiện thành công chứng chỉ rừng quốc gia cho các công ty thành viên.
Quản lý dữ liệu vườn cây bằng hệ thống thông tin địa lý GIS
- Lựa chọn đối tác, xây dựng phương án hệ thống thông tin địa lý GIS.
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS số hóa cho toàn bộ diện tích cao su của Tập đoàn.
Tuyên truyền, truyền thông, đào tạo, nâng cao năng lực về PTBV
- Nâng cao nhận thức và tính tuân thủ pháp luật quốc gia, quốc tế về PTBV: Thu thập, phổ biến văn bản pháp luật, giám sát, đánh giá.
- Đào tạo, tập huấn thông qua phối hợp với các tổ chức, chuyên gia.
- Cập nhật thông tin, kế hoạch, kết quả về PTBV đến các đơn vị, cá nhân liên quan; công bố thông tin trên phương tiện truyền thông, website của Tập đoàn, Tạp chí Cao su VN…
Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về PTBV
- Duy trì và phát triển quan hệ quốc tế với ANRPC (Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên), IRSG (Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế…) nhằm cập nhật thông tin thị trường, dữ liệu thống kê, chiến lược và giải pháp phát triển ngành cao su bền vững, đào tạo cán bộ quản lý, chuyên viên…
- Tiếp tục hợp tác, tham vấn, phối hợp tổ chức hội thảo về PTBV, xây dựng và thực hiện lộ trình tái liên kết với FSC (NEPCon, WWF, Oxfam, PanNature…)
- Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để phục hồi 20.000 ha rừng gắn với vùng cao su.
- Hợp tác sản xuất, kinh doanh với các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về hiệu quả kinh tế, nâng cao thương hiệu của VRG và đảm bảo mục tiêu PTBV (Sailun, IKEA, Casumina..).
- Hợp tác về hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng dân cư địa phương kết hợp bảo vệ rừng.
- Hợp tác các tổ chức kiến nghị chính sách phù hợp về PTBV của Tập đoàn và ngành cao su, chính sách tạo thuận lợi cho gỗ cao su hợp pháp…
CSVN
(KỲ TỚI: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NĂM 2019)
Related posts:
- Vai trò, vị trí hệ thống kiểm soát viên VRG đã được khẳng định và nâng cao
- Cao su Điện Biên: Người lao động yên tâm công tác, gắn bó với doanh nghiệp
- VRG khen thưởng 6 đơn vị Khối thi đua Đông Nam bộ 1
- Chi bộ Hiệp hội Cao su VN hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Cao su Chư Sê: Thu nhập tăng 14%
- Tổng giá trị giải thưởng Hội thi "Bàn tay vàng" gần 800 triệu đồng
- Cao su miền Trung: Thiệt hại nặng sau bão số 9
- Cần có cơ chế, chính sách đặc thù đối với cán bộ công tác ở Lào, Campuchia
- Phó Chủ tịch nước ấn tượng trước thành quả của VRG
- Giảm suất đầu tư: Khó nhưng tiếp tục làm