CSVN – TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận đề nghị, với các quỹ đất hiện có, các công ty cần sắp xếp lại, tái cơ cấu, rút gọn cả về diện tích đất và bộ máy quản lý.
Đối với Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa, TGĐ chỉ đạo, công ty tự chủ động, có định hướng cụ thể về tái cơ cấu. Về đất đai, tổng diện tích khoảng 9.268 ha, tính toán lại trừ tổng diện tích trồng rừng là 5.100 ha, đất đang tranh chấp 1.800 ha, 500 ha trồng mía…diện tích còn lại trả cho người dân, hoặc địa phương quản lý những quỹ đất không hiệu quả. Công ty Thanh Hóa còn lại trên 3.800 ha, trong đó tính toán diện tích trồng cao su khoảng trên 2.000 ha, còn lại là cây trồng khác.
TGĐ cũng đề nghị Công ty tiếp tục cắt giảm đầu tư và quản lý đầu tư thật tốt, có sự theo dõi, báo cáo sát sao. Về công tác tổ chức, giảm đầu mối và giảm có lộ trình. Khai thác nguồn lực từ đất đai, hợp tác khai thác với các đơn vị có năng lực trên cơ sở hợp tác kinh doanh có lợi ích…
Đối với 2 Công ty Hà Tĩnh, Hương Khê- Hà Tĩnh, TGĐ nhấn mạnh các giải pháp để ổn định sản xuất lâu dài, trên cơ sở các ý kiến góp ý thống nhất cách làm, kế hoạch phát triển của 2 đơn vị trước mắt và trong giai đoạn tới. TGĐ biểu dương các đơn vị trong giai đoạn vừa qua đã nỗ lực vượt khó trong tình hình giá mủ giảm sâu, vượt qua thiên tai bão lũ… vẫn ổn định được. Đời sống NLĐ chỉ trên dưới 3 triệu đồng/người/tháng cũng là một trong những vấn đề cần phải quan tâm hơn nữa.
Với Công ty Cao su Hà Tĩnh, TGĐ đề nghị diện tích khoảng trên 9.400 ha nên định vị lại còn 2.500 ha trồng cao su, trong 2.000 ha đất có thể sử dụng được, đề nghị 1.300 ha trồng keo, 700 ha trồng cam, bưởi, nghệ, chăn nuôi… Đối với Công ty Hương Khê – Hà Tĩnh, còn 3.300 ha cao su. Diện tích đất còn lại có phương án đề xuất Tập đoàn hỗ trợ, hoặc trả về cho địa phương quản lý. 2 đơn vị này cần định vị lại diện tích cao su với phương án quản lý cốt lõi về trồng mới, khai thác và tái canh sắp tới.
TGĐ cũng lưu ý về việc tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề kỹ thuật về trồng keo trong cao su. Về giống ưu tiên giống chịu hạn, chịu lạnh và gió bão khắc nghiệt của miền Trung. Đối với các dự án trồng ngô, nghệ, cam, keo, chăn nuôi bò…không phải ngành chính nên các công ty đầu tư ít, phải có dự án cụ thể, báo cáo chứng minh hiệu quả. Đối với Công ty Hà Tĩnh, TGĐ cho rằng nên nghiên cứu phát triển trồng keo vì hoàn toàn có đầu ra, do gần nhà máy MDF ở Nghệ An, Quảng Trị. Ngoài ra cần nghiên cứu cơ chế cho NLĐ thuê đất trồng cây lâu năm, nuôi bò, ưu tiên CB CNV tăng gia sản xuất.
TGĐ cũng chỉ đạo các đơn vị tìm kiếm, liên kết đầu tư với các đối tác. Tiếp tục thoái vốn các dự án không hiệu quả. Kiện toàn lại bộ máy quản lý. Trước mắt sử dụng quỹ hỗ trợ từ Tập đoàn, có phương án lâu dài và tiến trình thực hiện, giữ mối quan hệ tốt với địa phương. Ngoài ra cần quản lý suất đầu tư hiệu quả, duy trì lương tối thiểu và các chế độ chính sách cho NLĐ…
Minh Tâm
Related posts:
- “VRG phát huy truyền thống đoàn kết, tiếp tục phát triển ổn định”
- Lễ kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống ngành Cao su VN: Tiết kiệm và ý nghĩa
- Trồng chuối cấy mô cho năng suất, lợi nhuận cao
- Khai giảng lớp Cao đẳng nghề Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su
- Biểu dương các đơn vị hoàn thành sản lượng tỷ lệ cao
- Ông Đặng Công Thoại giữ chức Chủ tịch HĐQT Cao su Sa Thầy
- Phấn đấu tăng năng suất mía tại Cao su Thanh Hóa
- Cơ khí Cao su phấn đấu thực hiện doanh thu trên 110 tỷ đồng
- Lãnh đạo Cao su Đồng Nai đối thoại trực tiếp công nhân
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vui mừng khi chứng kiến những hàng cao su xanh mướt của VRG ở Kampo...