Sức trẻ cao su miền núi phía Bắc

CSVN – Khi VRG có chủ trương phát triển cao su ra miền núi phía Bắc (MNPB) đã có nhiều bạn trẻ xung phong đến miền đất khó. Đa số họ đến từ miền Trung. Gian khổ không làm họ chùn bước, bởi “ khi đã đi phải đợi đến ngày thành công, không được bỏ cuộc”. Và đến nay, sự dấn thân, lòng nhiệt huyết và thành quả lao động đã “đơm hoa kết trái”.
Đa phần cán bộ nòng cốt và tham gia “khởi nghiệp” tại các CTCS miền núi phía Bắc là lực lượng lao động trẻ. Ảnh: P.N
Đa phần cán bộ nòng cốt và tham gia “khởi nghiệp” tại các CTCS miền núi phía Bắc là lực lượng lao động trẻ. Ảnh: P.N
Biết khó vẫn dấn thân

Bốn năm gắn bó với cây cao su, anh Hoàng Đình Hải – Đội trưởng Đội Chăn Nưa 2 (Công ty CPCS Lai Châu 2) vẫn nhớ như in ngày “bén duyên” với cây cao su. Trước đây, anh công tác tại Công ty Giống Vật tư Nông nghiệp. Trong một lần tình cờ đi ngang qua huyện Chăn Nưa vào ngày mưa, dưới hồ nước tràn đầy, trên đồi cây cao su đang vươn mình lớn lên. Nhìn thấy vậy trong anh dâng lên xúc cảm lạ kỳ. Anh chưa từng nghĩ cây cao su có thể định hình tại địa hình đồi núi này, xen lẫn sự ngạc nhiên là niềm thôi thúc anh xin vào công tác tại đơn vị. Nghĩ là làm, khi đến xin việc, anh cũng được lãnh đạo “hù dọa” và làm công tác tư tưởng trước khi quyết định gắn bó với cây cao su.

Anh trải lòng: “Thời kỳ đầu khó khăn lắm, nhất là mùa vụ trồng mới, trời mưa, anh chị em phải vận chuyển cây giống, phân bón lên đồi cao, đường đồi núi trơn tuột, mọi người phải xắn tay lên mà làm cho kịp tiến độ. Đường lầy lội, đèo dốc, vất vả không kể hết. Cũng có lúc mệt nhoài, tự dưng nước mắt rơi. Nhưng rồi cũng qua hết, mọi người cứ động viên nhau cố gắng”.

Những tháng ngày ở lán tạm trên đồi có lẽ là kỷ niệm còn mãi trong ký ức của anh. Điện nước chưa có, mỗi lần tắm anh em thay nhau chạy xe máy 3km để tắm, rồi phương tiện đi lại, đường sá trở ngại vô cùng. Dự án cách nhà 90km, có lúc ở cao su miền núi phía BắcSức trẻ
Khi VRG có chủ trương phát triển cao su ra miền núi phía Bắc (MNPB) đã có nhiều bạn trẻ xung phong đến miền đất khó.

Đa số họ đến từ miền Trung. Gian khổ không làm họ chùn bước, bởi “ khi đã đi phải đợi đến ngày thành công, không được bỏ cuộc”. Và đến nay, sự dấn thân, lòng nhiệt huyết và thành quả lao động đã “đơm hoa kết trái”.không về thăm nhà thì bà xã anh lặn lội vào thăm chồng. Thấy chồng làm việc trong điều kiện như vậy, chị thốt lên: “Là anh chứ em ở đây không biết em có chịu được không?”. Nói là vậy nhưng chị vẫn động viên chồng cố gắng, vì chị biết tình yêu của anh với cây cao su không thể nào dứt ra được.

Thi thoảng công việc ít anh thu xếp 2 – 3 tuần về thăm vợ con, mùa cao điểm thì những chuyến thăm nhà kéo giãn ra 1 – 2 tháng. Anh bảo: “Tôi nhớ hồi còn ngồi trên ghế giảng đường thầy hay nói đùa: “Cao su là cây thù dai nhớ lâu”. Mỗi khi dao động tư tưởng là tôi lại nhớ đến câu nói đó, để tiếp thêm sức mạnh cho mình. Khi khó khăn mình gắn bó với cây thì chắc sau này cây sẽ “nhớ ơn” mình, sinh trưởng tốt, cho mủ nhiều. Thêm vào đó, điều mà tôi nhận được nhiều nhất khi gắn bó với ngành cao su đó là ân tình, là tình cảm của anh em với nhau. Đó là sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo các cấp, của các tổ chức đoàn thể, lãnh đạo VRG mỗi lần có dịp ghé đơn vị đều trực tiếp xuống thăm và động viên anh em, đó là điều tôi chắc chắn rằng không phải ngành nào cũng có”.

Thiết kế miệng cạo chuẩn bị khai thác tại Công ty CPCS Điện Biên. Ảnh: Minh Thùy
Thiết kế miệng cạo chuẩn bị khai thác tại Công ty CPCS Điện Biên. Ảnh: Minh Thùy

Là một trong những cán bộ đầu tiên của Công ty CPCS Lai Châu, anh Hoàng Văn Cảnh – GĐ NT Lùng Thàng, kể: “Với mong muốn khám phá những vùng đất mới, thanh niên sung lắm, vậy là xung phong đi thôi. Buổi sơ khai rất vất vả, chỉ có 3 – 4 anh em quản lý, ăn ở lán trại hết, điều kiện vùng cao còn nhiều thiếu thốn. Ngày làm việc trên đồi, tối tối cũng vào bản uống rượu với bà con để vận động tiếp. Có như vậy họ mới tin tưởng mình”.

Cây cao su vốn là cây “xa lạ” với bà con nơi đây, có lẽ vậy mà anh cũng đã nhiều lần… bị đuổi về không thương tiếc khi đến tiếp xúc, vận động họ. Những lần như vậy, anh cùng với anh em khác lại kiên trì, nhờ chính quyền vận động thêm để bà con yên tâm. Dần dà, họ cũng tin tưởng và “theo” cao su. Lên vùng đất mới nhiều bỡ ngỡ nhưng trong tư tưởng của anh chưa từng có ý nghĩ sẽ quay về, bởi anh bảo: “Nếu nghỉ thì nghỉ lâu rồi, chứ không phải đợi đến bây giờ”.

Lai Châu là một trong những nơi có giá cả sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước, lương vợ chồng anh cũng co kéo vừa đủ nhưng anh vẫn lạc quan. “Đất Lai Châu này là đất giữ chân người, đã lên đến đây rồi là không nghĩ mình sẽ rời bỏ mà đi. Hơn nữa, bây giờ điều khiến tôi hài lòng và hạnh phúc nhất đó là vườn cây. Vườn cây sinh trưởng tốt, cho những dòng mủ đầu tiên. Dấu hiệu của sự khởi sắc, bao nhiêu năm mong mỏi nay cũng đến”, anh Cảnh tâm sự.

Cây cao su se duyên

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su, anh Dương Văn Thắng – Đội trưởng Đội Trung Thành (Công ty CPCS Hà Giang) dù biết làm cao su ở MNPB sẽ rất “ác liệt”, nhưng anh không e ngại vác ba lô lên miền đất địa đầu cực bắc Tổ quốc.

Nhắc đến thuở ban đầu ấy, Thắng không khỏi bồi hồi: “Đã xác định rồi nên khó khăn cũng không bất ngờ. Nhưng căng nhất là những kỷ niệm cùng ăn cùng ở với dân để tuyên truyền, vận động họ góp đất trồng cao su, theo phương châm “mưa dầm thấm đất”. Rồi những ngày làm việc nắng gắt, mưa dài, anh em cắt cử một người về sớm để lo cơm nước. Có khó khăn thì mới có thành quả và biết quý trọng thành quả ấy. Tôi cũng tin dự án cao su ở MNPB sẽ thành công như mục tiêu ban đầu đặt ra, rồi đời sống bà con nơi đây sẽ khấm khá lên”.

Thời gian đầu ở nơi đất khó, ba mẹ lặn lội từ Hà Tĩnh ra thăm nơi ăn chốn ở, công việc của con. Ở quê, gia đình anh cũng ở vùng khó nên khi đến đây ba mẹ anh chỉ mong con trai mình từ gian khó mà phấn đấu vươn lên. Cũng nhờ cây cao su làm “ông tơ bà nguyệt” se duyên cho anh với bà xã của mình là Vương Thị Tùng – người dân bản địa, là CN trực tiếp ở đội. Cưới vợ, sinh con, xây nhà định cư nơi đây nên anh nhất quyết sẽ gắn bó với cây cao su.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn đồng bào khai thác cao su. Ảnh: Tùng Phương
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn đồng bào khai thác cao su. Ảnh: Tùng Phương

Anh tâm tình: “Bao nhiêu gian khổ đã qua đi phần nào, giờ cũng đang đến gần ngày “hái quả”. Tôi cũng như nhiều người khi xa quê lập nghiệp nơi vùng đất khó sẽ chờ đợi, sẽ ở lại với cao su để chứng kiến khoảnh khắc dòng nhựa trắng đầu tiên ở Hà Giang này”.
“Đã có câu trả lời cho những hoài nghi”

Mới đầu rời vùng quê Hà Tĩnh lên Điện Biên lập nghiệp chỉ với một ước mong duy nhất đó là thoát nghèo, nhưng 6 năm trôi qua, anh Nguyễn Văn Anh – Giám đốc NT Điện Biên (Công ty CPCS Điện Biên) nhận ra rằng cây cao su như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình.

Chỉ một tuần sống trong cảnh không điện, không nước, vùng dự án cách xa trung tâm thành phố gần 100km, không có nơi để vui chơi giải trí, khó khăn lớn nhất của anh khi làm quen nơi này chính là ngôn ngữ và đặc thù làm việc theo phong tục tập quán của bà con dân bản.… anh đã có ý định trở về quê. Nhưng ý định đó vừa lóe lên thì lại bị dập tắt bởi tình cảm, sự động viên của anh em trong dự án. Cứ thế, ngày qua ngày tự trấn an mình sẽ vượt qua. Anh tập làm quen dần với công việc, với phong tục tập quán, với điều kiện sinh hoạt nơi đây.

Anh biết, không chỉ đơn vị của mình khó khăn mà đó là tình hình chung của các công ty trồng cao su ở MNPB, nhưng anh tin rằng cây không phụ người. Công sức, trách nhiệm của anh em đều tâm huyết với cao su, những vùng đất trống đồi trọc được phủ xanh bằng rừng cao su xanh mướt. Anh trò chuyện với chúng tôi khi NT của mình vừa đưa 50 ha cao su vào mở miệng cạo đầu tiên. Anh hồ hởi: “Công nhân vui 1 thì mình vui tới 10. Vì thành quả này mong chờ lâu lắm rồi. Trong quá trình thực hiện dự án, vẫn có nhiều hoài nghi về lợi ích cây cao su mang lại nhưng bây giờ thì tốt rồi, đã có câu trả lời. Tôi sẽ cùng mọi người cố gắng để cây cao su thực sự là cây thoát nghèo cho bà con nơi đây”.

Quỳnh Mai