“Xắn tay” tiết giảm suất đầu tư

CSVN – Trước kịch bản giá thành 25 triệu đồng/tấn và suất đầu tư (SĐT) giảm 20 – 30% so với năm 2015, các đơn vị đã thực sự “xắn tay”, tích cực, huy động mọi nguồn lực để chủ động tìm giải pháp tiết giảm.

>> Giải pháp nào tiếp tục tiết giảm suất đầu tư?

Trước áp lựực giá thành 25 triệu đồng/tấn, các đơn vịị đã phải nỗ lựực rất nhiều để tiết giảm chi phí. Ảnh: Tùng Châu
Trước áp lực giá thành 25 triệu đồng/tấn, các đơn vị đã phải nỗ lực rất nhiều để tiết giảm chi phí. Ảnh: Tùng Châu
Cân nhắc tiết giảm giá thành hết mức có thể

Nhận định năm 2016 giá cao su vẫn chưa phục hồi, vì vậy VRG xây dựng kịch bản giá thành 25 triệu đồng/tấn, giá bán 26 triệu đồng/tấn. Và tùy theo tình hình thực tế, kịch bản này sẽ có sự linh hoạt thay đổi. Trước chủ trương này, các đơn vị đã rà soát lại tất cả các yếu tố tác động đến giá thành, xem xét và cân nhắc tiết giảm hết mức có thể, để đảm bảo hiệu quả hoạt động SXKD và ổn định đời sống NLĐ.

Một trong các giải pháp được toàn bộ các đơn vị trong ngành áp dụng đối với vườn cây kinh doanh là chuyển đổi chế độ cạo từ D3 sang D4 để tiết giảm lao động, nâng cao năng suất. Năm 2016, ngoài việc tiết giảm các chi phí thực tế trong quá trình SXKD, Công ty CPCS Bà Rịa sẽ chuyển đổi sang chế độ cạo D4 toàn bộ diện tích khai thác, và có thể áp dụng chế độ cạo D5, D6 để giảm giá thành.

Tương tự, Công ty CPCS Hòa Bình thực hiện cắt giảm và triệt để tiết kiệm chi phí sản xuất, không bón phân vườn cây khai thác, thực hiện chế độ cạo D4 trên 100% diện tích khai thác để giảm 25% lao động thu hoạch mủ, cắt giảm 25% chi phí sản xuất chung và 20% chi phí quản lý. Riêng chi phí tiền lương NLĐ đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước.

Vì điều kiện vườn cây năng suất bình quân không cao, TCT CS Đồng Nai tiếp tục rà soát tiết giảm các chi phí quyết liệt hơn. Trong đó, tiết giảm hơn nữa vật tư trang bị vườn cây, chi phí vận chuyển nguyên liệu, chi phí chế biến, phấn đấu tăng năng suất vườn cây và lao động để giảm giá thành, linh hoạt trong chủng loại chế biến để đẩy sức tiêu thụ nhanh, giá bán cao.

Ngay từ đầu năm, TCT đã tiến hành sắp xếp bố trí lại lao động theo chế độ cạo D4. Với giải pháp này, đơn vị sẽ không còn gặp khó khăn khi thiếu lao động, dự kiến tiền lương bình quân năm 2016 của TCT đạt 4,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 5% so với năm 2015.

Tăng năng suất vườn cây là cốt lõi

Giá bán vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, trong khi đó các chi phí cho sản xuất vẫn tiếp tục tăng như chi phí nguyên vật liệu, tiền thuê đất, các khoản trích nộp cho NLĐ đều tăng, đây thực sự là những thách thức lớn đối với hoạt động SXKD của nhiều đơn vị trong ngành, trong đó có Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long. Vì vậy, ngoài các giải pháp đã tiết giảm trong năm 2015, năm nay công ty tiếp tục triển khai các giải pháp mới tận dụng thế mạnh của đơn vị như ứng dụng sáng chế cải tiến khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng sản xuất sạch hơn, tận thu nước mưa, tái sử dụng nước thải nhằm giảm chi phí…

Xác định tăng năng suất vườn cây là giải pháp cốt lõi để tiết giảm giá thành, tăng thu nhập cho NLĐ, nhiều năm qua năng suất vườn cây của Công ty TNHH MTV Cao su Phúú Riềng luôn đứng trong top đầu của toàn ngành. Kịch bản giá thành năm 2016 với 25 triệu đồng/tấn, công ty đặt mục tiêu phấn đấu năng suất đạt trên 2,2 tấn/ha, phấn đấu thực hiện vượt sản lượng kế hoạch đề ra. Đồng thời, tối ưu hóa mọi nguồn lực của công ty, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, quản lý để hạ giá thành, giảm chi phí vận chuyển và chế biến, áp dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào quản lý góp phần giảm chi phí trong hội họp, hội nghị.

Theo dự toán tiết giảm các yếu tố có thể, năm 2016 Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng ước tính tiết kiệm ở các hạng mục cụ thể như: Định mức vật tư kiềng, chén, máng giảm tỷ lệ thay thế từ 8 – 10%, tương đương giá trị 1,1 tỷ đồng; Vận chuyển mủ nước, tạp đông và mủ thành phẩm giảm 680 triệu đồng; Chi phí bảo trì hệ thống gas đốt lò giảm 480 triệu đồng.

Quỳnh Mai