CSVN – Tại cuộc họp về thực hiện quản lý suất đầu tư (SĐT) năm 2015 và dự kiến cho năm 2016, TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận đánh giá: “Việc tiết giảm SĐT có hiệu quả là nhờ trách nhiệm và sự đồng thuận cao của các đơn vị. Năm 2015 đã có bản lề, vì vậy năm 2016 VRG chủ trương tiếp tục tiết giảm và giao quyền tự chủ dự toán SĐT cho các đơn vị trong tổng mức VRG quy định. Các đơn vị cần quyết liệt hơn nữa để có kết quả tốt, hoạt động SXKD có lãi”.
>> Giảm suất đầu tư: Khó nhưng tiếp tục làm
>> Tiết giảm suất đầu tư: Từ chủ trương đến thực tiễn
>> Tiếp tục điều chỉnh suất đầu tư trong năm 2016
SĐT vườn cây KTCB từ 2015 về trước giảm 2.652 tỷ đồng
Từ thực tiễn của ngành, chủ trương tiết giảm SĐT để hoạt động SXKD có lãi là chủ trương rất đúng đắn và được các đơn vị thành viên thực hiện nghiêm túc, quyết liệt. Chính trong quá trình thực hiện, nhiều đơn vị đã phát huy sự năng động, sáng tạo đem lại hiệu quả cao.
Theo số liệu tổng hợp của Ban Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) VRG thì SĐT bình quân năm 2015 đã thỏa thuận cho các đơn vị thành viên đều thấp hơn so với SĐT tối đa.
Cụ thể: Đông Nam bộ 69,9 triệu đồng/ha, Tây Nguyên 73,1 triệu đồng/ha, Duyên hải miền Trung – Trung Lào 87,6 triệu đồng/ha, miền núi phía Bắc – Bắc Lào 113,4 triệu đồng/ ha, Campuchia 79,8 triệu đồng/ha.
Trong đó, khu vực Tây Nguyên SĐT bình quân năm 2015 giảm thấp hơn 9,42% so với SĐT tối đa do các đơn vị thực hiện mô hình xen canh cây cà phê, điển hình như Công ty Ea H’leo SĐT bình quân là 42 triệu đồng/ha, Krông Buk là 60,9 triệu đồng/ha, Chư Sê là 61,4 triệu đồng/ha.
Như vậy, tổng SĐT đối với vườn cây trồng mới – tái canh năm 2015 trong toàn VRG giảm 812 tỷ đồng cho toàn chu kỳ, tương đương 34%. Đối với các vườn cây trồng từ 2014 trở về trước thì tổng giá trị SĐT được điều chỉnh giảm theo SĐT tối đa năm 2015 trong toàn VRG là 1.840 tỷ đồng, tương đương 17%.
Trong đó, khu vực Đông Nam bộ giảm 12,9%, từ 96 triệu đồng/ha còn 85 triệu đồng/ha; Tây Nguyên giảm 14,4%, từ 106,5 triệu đồng/ha còn 93 triệu đồng/ ha; miền núi phía Bắc giảm 11,6%, từ 153 triệu đồng/ha còn 137 triệu đồng/ha; Campuchia giảm 21,9%, từ 109,4 triệu đồng/ha còn 89,7 triệu đồng/ha; Lào giảm 38,2%, từ 126,8 triệu đồng/ha còn 91,7 triệu đồng/ha.
Tổng cộng SĐT cho vườn cây KTCB trồng từ năm 2015 trở về trước giảm 2.652 tỷ đồng, tương đương 19,8%.
Ông Huỳnh Trung Trực – Phó TGĐ VRG cho biết: “Việc tiết giảm SĐT năm 2015 được các đơn vị thực hiện có hiệu quả, giảm SĐT không có nghĩa là cắt hết các hạng mục mà tùy thuộc vào tình hình thực tế để điều chỉnh và cắt giảm hợp lý. Năm 2016, VRG đã xem xét và tiết giảm SĐT hài hòa để cơ sở thực hiện. Ở đâu có khó khăn thì VRG sẽ kiên trì, tập trung tháo gỡ những vướng mắc cho các đơn vị”.
Dự kiến SĐT tiếp tục giảm khoảng 20 – 30%
Theo chủ trương tiết giảm SĐT trồng và chăm sóc cao su KTCB năm 2016 của HĐTV VRG và kết luận của TGĐ VRG tại cuộc họp giao ban lần thứ 20 thì dự kiến SĐT năm 2016 tiếp tục giảm khoảng 20 – 30%.
Trên cơ sở các giải pháp tiết giảm SĐT đã được phê duyệt năm 2015, Ban KHĐT VRG đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện thêm các giải pháp. Về nhân công giảm 20% định mức nhân công so với SĐT tối đa năm 2015 và năm cuối của chu kỳ KTCB thực hiện chăm sóc tối thiểu.
Riêng đối với khu vực Đông Nam bộ là khu vực trồng cao su truyền thống, có điều kiện thời tiết khí hậu và đất đai thuận lợi hơn các khu vực khác, có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để thực hiện giải pháp trồng xen nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần tiết giảm SĐT, vì vậy Ban KHĐT đề nghị giảm 30% định mức nhân công.
[stextbox id=”stb_style_259398″]Năm 2016, chi phí quản lý chung giữ cố định như SĐT năm 2015 đã được phê duyệt, mức chi phí quản lý chung này là chi phí cố định không phụ thuộc vào việc tăng hoặc giảm chi phí đầu tư trực tiếp. Chi phí dự phòng dự kiến chỉ tính 5% chi phí dự toán.[/stextbox]Các công ty chủ động phân bổ định mức nhân công từng năm phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đồng thời chủ động cân đối lại lao động trong thời kỳ KTCB cho phù hợp với định mức này, tăng cường sử dụng lao động thời vụ, cơ giới hóa để giảm chi phí quản lý chung. Về phân bón giảm 35% hàm lượng phân bón so với quy trình kỹ thuật bổ sung năm 2014 và năm cuối của chu kỳ KTCB không bón phân. Đối với các khu vực đất có độ phì nhiêu tốt, cây đang sinh trưởng vượt quy trình thì các công ty có thể chủ động cắt giảm hàm lượng phân bón phù hợp. Từ các giải pháp trên, SĐT tối đa năm 2016 giảm từ 11,5 – 26,7% so với SĐT tối đa năm 2015 tùy theo khu vực.
Trong đó, SĐT dự kiến từng khu vực như sau: Đông Nam bộ và Công ty CS Bình Thuận là 56,4 triệu đồng/ ha, thời gian KTCB 6 năm, có trồng thảm phủ kudzu. Tỷ lệ giảm 19,4% so với năm 2015;
Tây Nguyên 62,6 triệu đồng/ha, thời gian KTCB 7 năm, có trồng thảm phủ kudzu. Tỷ lệ giảm 21,75% so với 2015;
Duyên hải miền Trung 74,3 triệu đồng/ha, thời gian KTCB 7 năm, không trồng thảm phủ, có làm và tu sửa đường đồng mức. Tỷ lệ giảm 17,4% so với 2015;
Campuchia 70,8 triệu đồng/ ha, thời gian KTCB 7 năm, có trồng thảm phủ kudzu. Tỷ lệ giảm 11,5% so với 2015;
Nam – Trung Lào 66,5 triệu đồng/ha, thời gian KTCB 7 năm, không trồng thảm phủ. Tỷ lệ giảm 15,8% so với 2015;
Bắc Lào 84,3 triệu đồng/ha, thời gian KTCB 7 năm, không trồng thảm phủ, có làm và tu sửa đường đồng mức. Tỷ lệ giảm 26,7% so với 2015;
Miền núi phía Bắc 91,6 triệu đồng/ha, KTCB 7 năm, không trồng thảm phủ, có làm và tu sửa đường đồng mức, tỷ lệ giảm 20,35% so 2015.
SĐT tối đa năm 2016 chủ yếu tác động đến các công ty Đông Nam bộ và Tây Nguyên là hai khu vực có diện tích tái canh và do việc tỷ lệ giảm tăng từ năm thứ 4 trở đi, nên nếu tính riêng cho tổng dự toán trồng và chăm sóc vườn cây trong kế hoạch năm 2016 sẽ giảm trên 25%.
TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận khẳng định: “Chủ trương tiết giảm SĐT của VRG là đúng đắn, phù hợp với giá bán mủ cao su và thực tiễn ngành cao su. Vì vậy, năm 2016 VRG chủ trương tiếp tục tiết giảm SĐT so với năm 2015. Các đơn vị phải triệt để thực hiện chủ trương của VRG theo hướng chủ động, linh hoạt để cây cao su phát triển với chi phí hợp lý. VRG giao quyền tự chủ dự toán đầu tư cho đơn vị, cân đối theo từng năm, tùy theo đặc thù của từng đơn vị, nhưng tự chủ trong tổng mức SĐT phải theo quy định của VRG”.
Minh Nhiên
Related posts:
- "Các đơn vị phải quyết liệt trong việc phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao"
- Thu nhập người lao động các đơn vị Tây Nguyên tăng cao
- Ông Trần Ngọc Thuận tái đắc cử Ban chấp hành VCCI
- Đảng bộ Cao su Đồng Nai: Trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2019
- Cao su Mang Yang khen thưởng 2 tổ hoàn thành kế hoạch
- Thủy điện VRG Bảo Lộc thu nhập bình quân 18 triệu đồng/người/tháng
- Khối Đông Nam bộ 1 thực hiện tốt công tác thi đua
- Ông Phạm Văn Thành – TV HĐQT, Trưởng Ban Kế hoạch Đầu tư VRG: "Tập đoàn quyết tâm đảm bảo doanh thu,...
- Sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị sẽ giúp VRG phát triển bền vững
- Chung sức tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới